23-12 khai trương tuyến tàu cao tốc TP.HCM - Cần Giờ - Vũng Tàu

Theo ông Bùi Xuân Cường – giám đốc Sở GTVTi TP.HCM, tuyến tàu này sẽ chính thức đi vào hoạt động vào 23-12 tới.

Tàu Greenlines DP K6 tuyến TP.HCM - Cần Giờ - Vũng Tàu. Ảnh: QUANG ĐỊNH

Tàu được trang bị đầy đủ, tiện nghi như: 4 máy lạnh công nghiệp, tivi cỡ lớn, camera, wifi, hệ thống báo cháy, áo phao... Đặc biệt, 8 chiếc camera trên tàu kết nối với hệ thống quản lý điều hành tàu của công ty. Từ đó, có thể báo trước cho thuyền trưởng biết về thời tiết cũng như mực nước lên - xuống để có thể neo đậu được tại bến hay không. 

Bên trong tàu, 96 chỗ ngồi được thiết kế khá thoải mái, có một quầy bar mini phục vụ hành khách và có riêng một phòng VIP cho khoảng 10 người.

 

Một tivi màn hình lớn và chổ ngồi thư giãn cho hành khách khi đi tàu Greenlines DP K6 - Ảnh: QUANG ĐỊNH

 

Lộ trình cụ thể, tuyến tàu cao tốc cố định này sẽ xuất phát tại bến Bạch Đằng (Q.1) đến bến Thạnh An (Cần Giờ). Sau đó, tàu tiếp tục đến Hồ Mây (TP Vũng Tàu). Tàu sẽ chạy với tần suất 4 chuyến/ngày từ TP.HCM đến Cần Giờ và từ Cần Giờ đến Vũng Tàu sẽ có 8 chuyến/ngày. 

Giá vé được áp dụng là 200.000 đồng/người đối với khách vãng lai, du lịch. Những ngày cuối tuần cao điểm, công ty Greenlines DP sẽ tăng thêm chuyến để phục vụ hành khách. Công ty sẽ đưa vào khai thác 3 loại tàu, gồm: 50 chỗ, 96 chỗ và 136 chỗ. Hành khách có thể đặt vé qua mạng hoặc mua vé trực tiếp.

Các hành khách là người dân địa phương Cần Giờ, cán bộ công chức thường xuyên đi lại giữa Cần Giờ và TP.HCM sẽ được giảm 50% giá vé. Đặc biệt, người khuyết tật sẽ được miễn phí khi đi tàu cao tốc.

Ông Phạm Công Bằng - trưởng phòng Quản lý đường thủy (Sở GTVT TP.HCM) - cho biết đây là tuyến tàu cao tốc đầu tiên chạy theo lộ trình TP.HCM - Cần Giờ - Vũng Tàu. 

Thời gian tới, TP sẽ tiếp tục nghiên cứu mở các tuyến tàu cao tốc đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân, đồng thời phát triển du lịch đường thủy, chia bớt áp lực ùn tắc giao thông đối với đường bộ, hạn chế xe cá nhân.

Theo ông Bằng, TP.HCM có mạng lưới sông ngòi, kênh rạch phát triển với gần 1.000km, với hệ thống sông Sài Gòn và Đồng Nai chảy qua cùng các kênh rạch, sông ngòi như kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, Tàu Hũ - Bến Nghé nằm giữa lòng TP, tạo nên tuyến đường thủy hấp dẫn du khách nội địa và quốc tế. 

Đây là thế mạnh tạo đà cho phát triển du lịch đường thủy nội đô. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành du lịch này vẫn chưa tương xứng với lợi thế và tiềm năng hiện có.

THU DUNG (Tuoitre online)
 
Bài Viết khác

Bất Động Sản Thuận An - Điểm Sáng Mới Thu Hút Giới Đầu Tư

Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, song, tại thành phố Thuận An - Bình Dương, thị trường bất động sản vẫn sôi...

Hơn 200 Khách Hàng Dự Lễ Giới Thiệu Dự Án Lic City Tại Khách Sạn Royal Hotel Saigon

Hàng trăm căn shophouse, home resort và nhà phố đã tìm ra được chủ nhân tương lai của mình, bắt đầu xác lập nên...

Nhu Cầu “Sống Như Nghỉ Dưỡng” Tăng Ở Phú Mỹ

Phú Mỹ sẽ là nơi an cư của hơn 90 ngàn người lao động và 15 ngàn chuyên gia nước ngoài làm việc tại các dự án, khu công...

Tâm Điểm Thương Cảng Phồn Hoa Liên Tục Thu Hút Giới Đầu Tư

Một khu phức hợp thương mại, giải trí và sôi động bậc nhất Phú Mỹ sẽ hoàn thành vào năm 2021, được giới đầu tư...

Không Gian Đa Dạng Tiện Ích Tại Viva Plaza

Bên cạnh chuỗi tiện ích nội khu, người mua nhà còn thừa hưởng giá trị từ vị trí liền kề Khu Đô Thị Phú Mỹ Hưng...