- info@anphucdien.com.vn
- 0938186006
Bình Phước là cửa ngõ và là cầu nối của vùng Đông Nam Bộ với Tây Nguyên và Campuchia, đặc biệt Bình Phước có 2 tuyến đường lớn đi qua là quốc lộ 13 và quốc lộ 14. Nếu quốc lộ 14 là tuyến đường quan trọng nối giữa Tây Nguyên và các tỉnh Đông Nam Bộ thì quốc lộ 13 là tuyến đường duy nhất đi cửa khẩu Hoa Lư (Lộc Ninh – Campuchia).
Bình Phước là một tỉnh tiếp giáp với tam giác phát triển TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai; giữ vị trí trọng yếu giữa Tây Ninh với TP. Hồ Chí Minh, kết nối giao thông với sân bay Tân Sân Nhất, sân bay Long Thành, sông Sài Gòn, Đồng Nai.
Tỉnh có cửa khẩu quốc tế Hoa Lư – nơi có thể kết nối và phát triển các tuyến du lịch quốc tế Bình Phước với các địa phương của Campuchia, Lào, Thái Lan… Một ngày, người dân ở Bình Phước có thể đi được 4 nước. Đây là vị trí hiếm có với bất cứ địa phương hay quốc gia nào.
Giai đoạn 2016-2018, vốn đầu tư phát triển của Bình Phước ước thực hiện 55.046 tỷ đồng. Trong đó, tổng vốn đầu tư khu vực nhà nước chiếm 20,8%, khu vực ngoài nhà nước chiếm 70,5%, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 8,7%.
Theo báo cáo của tỉnh Bình Phước cho thấy, giai đoạn 2016 – 2018, tốc độ tăng trưởng kinh tế GRDP (giá so sánh 2010) ước đạt 6,83%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tiếp tục tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ giảm tỷ trọng ngành nông lâm thủy sản.
Cùng với việc ưu tiên phát triển hạ tầng các KCN, tỉnh thực hiện triển khai đồng bộ các giải pháp huy động các nguồn lực cho đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, đặc biệt là các dự án PPP (BOT, BT). Hiện đã hoàn thành một số dự án trọng điểm như: dự án BOT QL 13 đoạn An Lộc – Chiu Riu giai đoạn 1, Dự án BOT nâng cấp, mở rộng ĐT.741 đoạn Bầu Trư – Đồng Xoài giai đoạn 1, dự án nâng cấp mở rộng đường Hồ Chí Minh đoạn cầu 38 – Đồng Xoài… tạo bước tiến lớn về kết cấu hạ tầng giao thông.
Bình Phước có lợi thế về quỹ đất “sạch” sẵn sàng cho phát triển Công nghiệp tại 8 Khu Công nghiệp đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt với diện tích 5.244ha; Khu Kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư với hơn 28.364ha, trong đó khu vực trung tâm đã phê duyệt quy hoạch là 3.535,17ha và nhiều cụm công nghiệp khác đã được phê duyệt, quy hoạch tại các vị trí thuận lợi nằm trên trục đường chính nối liền với Bình Dương và thành phố Hồ Chí Minh đã mở ra nhiều cơ hội thu hút đầu tư vào tỉnh.
Tính đến hết tháng 7/2018, tỉnh đã thu hút và phát triển được 6.425 doanh nghiệp, tăng gấp 35 lần và vốn đăng ký kinh doanh 53.506 tỉ đồng, tăng gấp 1.530 lần so với khi tái lập tỉnh. Về đầu tư nước ngoài, riêng 7 tháng đầu năm 2018 thu hút được 22 dự án với số vốn đăng ký 314 triệu USD, trong đó có 07 dự án đầu tư vào khu công nghiệp Becamex Bình Phước với số vốn đăng ký 272 triệu USD.
Trong thu hút đầu tư nước ngoài phải đặc biệt kể đến các nhà đầu tư Hàn Quốc với 81 dự án, số vốn đầu tư là 456 triệu USD. Gần đây nhiều tập đoàn lớn của Đức, Nhật Bản đến nghiên cứu về các dự án phát triển điện năng lượng mặt trời. Hay các tập đoàn như Vingroup, Dabaco, Thaigruop cũng đã đến và đang triển khai các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Từ khi thành lập đến nay, thị xã Đồng Xoài đã huy động nhiều nguồn lực để làm tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch. Kết quả, năm 2014, Đồng Xoài đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III. Đặc biệt, ngày 16-10-2018, với 100% thành viên dự họp tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIV đã ban hành nghị quyết về việc thành lập phường Tiến Thành thuộc thị xã Đồng Xoài và thành lập thành phố Đồng Xoài thuộc tỉnh Bình Phước.
Điều đó là động lực chính khiến thị trường bất động sản Bình Phước với tâm điểm là thị xã Đồng Xoài không ngừng tăng nhiệt. Nhận thấy sức nóng của thị trường tại một vùng đất còn nhiều tiềm năng, với kinh nghiệm tại các thị trường tương tự, đông đảo khách hàng đến đây tìm kiếm cơ hội đầu tư hiệu quả.