TP.HCM sẽ chi gần 400 tỷ đồng xây dựng cây cầu thứ 2 nối Cần Giờ với khu trung tâm

Ngày 19/12, Khu quản lý giao thông đô thị số 4, Sở Giao thông Vận tải TP.HCM cho biết, đang triển khai thực hiện dự án xây dựng cầu Vàm Sát 2. Hiện nay đơn vị thi công đang rà phá bom mìn khu vực xây dựng cầu. UBND huyện Cần Giờ đang làm công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng

 

 

Theo thiết kế, cầu Vàm Sát 2 có tổng chiều dài 1.080m, mặt đường rộng từ 12-24m. Cầu được thiết kế có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất cấp 7 và tốc độ lưu thông qua cầu là 60 km/h, không hạn chế tải trọng. Điểm đầu dự án là đường Lý Nhơn và điểm cuối là ngã ba đường Lý Nhơn và đường đê Soài Rạp.

Dự án với tổng kinh phí đầu tư xây dựng là 342 tỉ đồng. Trong đó chi phí di dời giải tỏa khoảng 22,4 tỉ đồng, chi phí dự phòng 43,6 tỉ đồng và còn lại là các chi phí khác. Dự kiến, cầu Vàm Sát 2 sẽ được khởi công trong quý I/2018 và hoàn thành trong năm 2019.

Theo Khu quản lý giao thông đô thị số 4, mục tiêu xây dựng cầu Vàm Sát 2 là để khai thác hiệu quả trục đường Lý Nhơn và kết nối giao thông giữa xã Lý Nhơn, huyện Cần Giờ với trung tâm TP.HCM, phục vụ vận chuyển hàng hóa góp phần phát triển kinh tế xã hội cho khu vực này.

Một cây cầu khác nối huyện Cần Giờ với trung tâm TP.HCM cũng đang được triển khai là dự án xây cầu Cần Giờ, thay thế cho phà Bình Khánh. Tổng chi phí ước tính để xây cầu Cần Giờ là 5.300 tỉ đồng. Cầu sẽ có chiều dài 3,4 km với bốn làn xe, tĩnh không thông thuyền 55m.

Đây là cây cầu dây văng liên lục dài 2,8km bắt đầu từ đường Huỳnh Tấn Phát, cách giao lộ Huỳnh Tấn Phát-Nguyễn Bình khoảng 800m. Cầu sẽ vượt sông Soài Rạp, cách phà Bình Khánh hiện tại khoảng 600m rồi chui dưới đường cao tốc Bến Lức-Long Thành để nối vào đường Rừng Sác.

Theo chủ đầu tư dự án, liên doanh Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng Trung Nam - Công ty Cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ, khối lượng giải phóng mặt bằng để xây cầu Cần Giờ ước tính khoảng 11.580m2 nhà ở, 31.900m2 đất thổ cư và gần 90.600m2 đất nông nghiệp ở huyện Nhà Bè và Cần Giờ. Hai công ty này sẽ tự sắp xếp nguồn vốn xây cầu. Sau đó, TP.HCM hoàn vốn bằng quỹ đất để thực hiện dự án Khu lấn biển Cần Giờ 60ha và dự án lấn biển Cần Giờ 480ha.

TP.HCM kỳ vọng, cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh sẽ rút ngắn thời gian và khoảng cách từ nội thành đến huyện Cần Giờ tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ. Bước vào đầu năm 2017, giá đất Cần Giờ bắt đầu tăng mạnh khi hàng loạt công trình hạ tầng lần lượt được chấp thuận đầu tư tại huyện đảo như: cầu Cần Giờ, tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành, dự án mở rộng đường Rừng Sác… Ghi nhận trong 11 tháng qua, giá đất Cần Giờ tăng mạnh nhất tại các khu vực như xã Bình Khánh (ven cầu Cần Giờ), hai bên đường Rừng Sác…

 

Nguyên Minh

Theo Nhịp sống kinh tế

Bài Viết khác

3 Cầu Nối TP HCM Với Miền Tây Tăng Vốn 1.300 Tỷ Đồng

Ba cầu qua sông Cần Giuộc, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây trên trục Động Lực nối TP HCM - Long An - Tiền Giang được điều chỉnh...

Thủ Tướng Dự Khánh Thành Công Trình Đón Làn Sóng Đầu Tư Tại Long An

(Chinhphu.vn) – Sáng 21/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khánh thành Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông, được...

Long An Đẩy Mạnh Đầu Tư Hạ Tầng, Bất Động Sản Cần Giuộc Khởi Sắc

Quý I, Long An triển khai mở rộng 11 tuyến đường kết nối trực tiếp TP.HCM. Trong đó, 3 tuyến chính qua Cần Giuộc, tạo nên...

6 DỰ ÁN GIAO THÔNG KẾT NỐI CỤM CẢNG CÁI MÉP – THỊ VẢI

[BÀ RỊA - VŨNG TÀU] - 5 con đường và một cầu đã, đang triển khai sẽ thúc đẩy kết nối, vận chuyển hàng hóa xuất - nhập...

7 Quận Nội Thành Sài Gòn Hạn Chế Xây Cao Ốc

Thành phố sẽ tăng chỉ tiêu dân số, mật độ xây dựng cho các dự án cải tạo, thay thế chung cư cũ và hạn chế các dự...