Xin làm công viên phần mềm Hà Nội: Mục tiêu đất vàng?

Tránh "lạm phát" công viên phần mềm

UBND TP Hà Nội cho biết đã nhận được văn bản của Công ty cổ phần Kinh doanh và Đầu tư Bình Dương (Becamex ITC) đề nghị được đầu tư dự án Khu Công viên phần mềm và nội dung số trọng điểm (Khu Công nghệ cao). Dự án có tổng mức đầu tư khoảng 24.000 tỷ đồng.

Sau khi xem xét, UBND thành phố chỉ rõ, dự án Khu Công viên phần mềm và nội dung số trọng điểm TP Hà Nội thuộc danh mục các công trình trọng điểm thành phố giai đoạn 2016-2020, dự kiến bố trí tại quy hoạch khu công viên công nghệ cao thuộc khu vực phát triển đô thị hai bên đường Võ Nguyên Giáp thuộc trục Nhật Tân-Nội Bài với quy mô dự kiến 70,8ha.

Dự án Công viên phần mềm có tổng mức đầu tư khoảng 24.000 tỷ đồng.
UBND TP chấp nhận về nguyên tắc cho Becamex ITC tiếp cận, nghiên cứu tài liệu đề án Khu Công viên phần mềm và nội dung số trọng điểm của thành phố từ Sở Thông tin và truyền thông để nghiên cứu lập hồ sơ đề xuất dự án theo quy định; thời gian hoàn thành trước ngày 30/9/2016.

Việc lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án sẽ được UBND TP xem xét, quyết định theo đúng trình tự, thủ tục quy định hiện hành của Nhà nước và thành phố.

Trước dự án Khu Công viên phần mềm và nội dung số trọng điểm, Hà Nội có khu CNTT tập trung Cầu Giấy đã đi vào hoạt động với diện tích 8,5ha. Ngoài ra, Thành phố còn có hai dự án dở dang khác là Khu Công viên công nghệ phần mềm Hà Nội với tổng diện tích đất quy hoạch khoảng 32,14ha, tại phường Phúc Lợi, quận Long Biên và  Khu Công viên CNTT Hà Nội với tổng diện tích quy hoạch hơn 36ha thuộc phường Phúc Đồng và Long Biên, quận Long Biên.

Theo TS Phạm Sỹ Liêm, Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, trên cơ sở các dự án công viên phần mềm mà Hà Nội đã có và đang xây dựng, cần xét xét khả năng lấp đầy của chúng là bao nhiêu, từ đó mới tính đến việc xây dựng công viên phần mềm tiếp theo để tránh "lạm phát".

Xét về nhu cầu công viên phần mềm, TS Phạm Sỹ Liêm cho biết, việc mở rộng công viên phần mềm và ngành kỹ thuật phần mềm vẫn đang là một xu hướng và TP Hà Nội cũng đã xác định sẽ đưa lĩnh vực công nghệ thông tin trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.  

"Trong tương lai, Việt Nam muốn trở thành một cường quốc về phần mềm như Ấn Độ. Đây là quốc gia nổi tiếng về phần mềm và phần mềm chính là ngành đóng góp lớn vào GDP Ấn Độ. Ấn Độ chủ trương phát triển nguồn lực ra bên ngoài (outsourcing), các kỹ sư phần mềm của họ làm quản lý cho các công ty của Mỹ đặt tại Ấn Độ.

Ấn Độ đã nhìn thấy tiềm năng phát triển phần mềm tại Việt Nam, vì thế trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã công bố trao gói hỗ trợ 5 triệu USD để xây dựng Công viên Phần mềm Quân đội tại Đại học Thông tin liên lạc Nha Trang.

Về phía Việt Nam cũng muốn tranh thủ liên kết với Ấn Độ trong lĩnh vực này vì đầu tư vào phần mềm rất rẻ, chỉ cần chất xám.

Tại Việt Nam, đã có Công viên phần mềm Quang Trung ở TP.HCM, Công viên phần mềm Đà Nẵng hoạt động rất thành công. Chính vì thế, việc mở rộng công viên phần mềm và phát triển ngành kỹ thuật phần mềm đã trở thành một xu hướng, nhưng nên mở ở đâu? TP.HCM, Đà Nẵng có chính sách rất tốt và các nhà đầu tư sẽ đổ tiền vào nơi đã thành công, trong khi đó Hà Nội lại đi sau, liệu có cạnh tranh được?

Chính vì thế phải có một tầm nhìn toàn quốc và hiện nay chưa rõ bộ, ngành nào sẽ phụ trách việc này", Phó Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt Nam phân tích.

Trở lại với Hà Nội, TS Phạm Sỹ Liêm cho biết,  trên địa bàn Thành phố đã có Khu công nghệ cao Láng-Hòa Lạc do Bộ Khoa học và Công nghệ quản lý, trong đó cũng có lĩnh vực phần mềm. Trước đây, một trong những lý do khu công nghệ cao được xây dựng tại Láng-Hòa Lạc là trong quy hoạch, ở đây có một số trường đại học. Khu công nghệ cao này có thể sử dụng nguồn nhân lực của các trường đại học đó và đây cũng là hướng mà nhiều nước khác đã làm.

Mục tiêu đất vàng?

Một vấn đề quan trọng được TS Phạm Sỹ Liêm lưu ý khi đề cập đến việc xây dựng công viên phần mềm là vị trí và diện tích của chúng.

Đối với Khu Công viên phần mềm và nội dung số trọng điểm của TP Hà Nội, diện tích của dự án dự kiến lên tới hơn 70ha, lại nằm trên đường Võ Nguyên Giáp thuộc trục Nhật Tân-Nội Bài.

Bài Viết khác

3 Cầu Nối TP HCM Với Miền Tây Tăng Vốn 1.300 Tỷ Đồng

Ba cầu qua sông Cần Giuộc, Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây trên trục Động Lực nối TP HCM - Long An - Tiền Giang được điều chỉnh...

Thủ Tướng Dự Khánh Thành Công Trình Đón Làn Sóng Đầu Tư Tại Long An

(Chinhphu.vn) – Sáng 21/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã dự Lễ khánh thành Khu công nghiệp Cầu cảng Phước Đông, được...

Long An Đẩy Mạnh Đầu Tư Hạ Tầng, Bất Động Sản Cần Giuộc Khởi Sắc

Quý I, Long An triển khai mở rộng 11 tuyến đường kết nối trực tiếp TP.HCM. Trong đó, 3 tuyến chính qua Cần Giuộc, tạo nên...

6 DỰ ÁN GIAO THÔNG KẾT NỐI CỤM CẢNG CÁI MÉP – THỊ VẢI

[BÀ RỊA - VŨNG TÀU] - 5 con đường và một cầu đã, đang triển khai sẽ thúc đẩy kết nối, vận chuyển hàng hóa xuất - nhập...

7 Quận Nội Thành Sài Gòn Hạn Chế Xây Cao Ốc

Thành phố sẽ tăng chỉ tiêu dân số, mật độ xây dựng cho các dự án cải tạo, thay thế chung cư cũ và hạn chế các dự...